Friday, February 9, 2024

BÀI 329: TẠI SAO TÔI KHÔNG 'CHỌN' BIDEN - VŨ LINH

BÌNH LUẬN 4/25/24 

BÀI 329: TẠI SAO TÔI KHÔNG 'CHỌN' BIDEN VŨ LINH


Mới đây, một con vẹt già 'hoành tráng' viết bài 'Tại sao tôi không chọn Trump'. Cũng là một ý kiến hay, viết ra lý do tại sao cuồng ghét Trump một cách rõ ràng tuy không biết có đầy đủ không. Dù sao, vẫn hơn là chửi tục lăng nhăng kiểu dân du đãng đầu đường xó chợ. Đưa ra lý do thì có, nhưng đáng tiếc chỉ là những lý do vớ vẩn nếu không là vô căn cứ, phịa, thì cũng là những lý do không chính đáng để đánh giá một tổng thống, một người ra những chính sách lớn, có hậu quả trên cuộc sống của ít nhất hơn ba trăm triệu dân Mỹ nếu không muốn nói dân cả thế giới.

Kẻ này sẽ mượn ý của con vẹt này để viết một bài đưa ra những lý do tại sao kẻ này 'không chọn Biden'
 Xin mời đọc tiếp


BÌNH LUẬN 02/09/24 

BÀI 320: HAI ỨNG CỬ VIÊN QUÁI DỊ VŨ LINH


    Tuần rồi, cả thế giới có dịp thưởng lãm bức tranh chính trị quái dị của Đại Cường Cờ Hoa: cả hai ứng cử viên của cả hai chính đảng đều có vấn đề lớn, có thể cả hai sẽ không phải là hai ứng cử viên TT ta sẽ thấy cuối năm nay.

    Cụ Biden bị công tố đặc biệt mô tả như một cụ già lẩm cẩm với trí nhớ không còn bao nhiêu, trong khi ông Trump thì đang bị TCPV cân nhắc xem có được ra tranh cử TT hay không vì phạm tội lớn.

    Nước Mỹ quả là hết người rồi sao?

    Tuần này, ta coi lại cho kỹ câu chuyện cả hai vị. 
Xin mời đọc tiếp


Bài kế tiếp: BÀI 317: CUỘC CHIẾN BÊN DÂN CHỦ - VŨ LINH


BÌNH LUẬN 01/19/24 

BÀI 317: CUỘC CHIẾN BÊN DÂN CHỦ - VŨ LINH

 Tuần qua, bên CH đã có bầu sơ bộ đầu tiên tại Iowa. Tuần tới này, thứ ba 23/1, CH sẽ có cuộc bầu sơ bộ thứ nhì tại New Hampshire. Bên DC cũng sẽ có bầu sơ bộ nhưng không có tên của Biden, vì Biden không tham gia, muốn dành cho South Carolina danh dự tổ chức bầu sơ bộ đầu tiên, trong mục đích chiêu dụ cử tri da đen tại South Carolina.

    Diễn Đàn Trái Chiều đã có dịp bàn về cuộc nội chiến bên CH, bây giờ ta nhìn qua bên DC, tuy bên DC chưa có 'chiến tranh' thật sự cho tới cuộc bầu sơ bộ đầu tháng Hai tại South Carolina. Xin mời đọc tiếp

                    



Bài kế tiếp: BÀI 316: TRẬN CHIẾN CH BẮT ĐẦU - VŨ LINH


BÌNH LUẬN 01/12/24

BÀI 316: TRẬN CHIẾN CH BẮT ĐẦU - VŨ LINH

Tuần tới, thứ Hai 15/1, đảng CH sẽ có cuộc bầu sơ bộ đầu tiên tại tiểu bang Iowa. Khí tượng tiên đoán sẽ có bão tuyết lớn, nên chưa biết bao nhiêu người sẽ tham gia. Cuộc bầu tại đây sẽ dưới hình thức thảo luận nhóm giữa các cử tri, rồi bầu theo nhóm -caucus-, chứ không bầu qua đầu phiếu thông thường. Tuần tới, New Hampshire mới có cuộc bầu phiếu bình thường đầu tiên bên CH. Iowa là tiểu bang nhỏ, rất ít phiếu cử tri đoàn, nhưng vì là tiểu bang đầu tiên nên tiếng nói lớn quá khổ. Năm xưa, anh vô danh Obama, bất ngờ thắng bà Hillary tại Iowa, tên tuổi nổi như cồn nhờ báo chí thổi phồng lên mây, sẵn trớn bất ngờ đưa anh ta vào thẳng Tòa Bạch Ốc 9 tháng sau. Xin mời đọc tiếp




Bài kế tiếp: NẾU BIDEN BỎ CUỘC NỬA CHỪNG? VŨ LINH

BÀI 301: NẾU BIDEN BỎ CUỘC NỬA CHỪNG? - VŨ LINH

BÌNH LUẬN 09/29/23

 Trong thời gian gần đây, đảng DC đối diện với viễn tượng kinh hoàng là cụ Biden có thể rút lui, không ra tranh cử nữa. Có thể là cụ tự ý thức được tình trạng sức khỏe thể xác và đầu óc của mình, mà cũng có thể do áp lực trong hậu trường của chính các lãnh tụ trong hậu trường của đảng DC, hay của các tài phiệt tài trợ cho đảng, sợ Biden sẽ bị Trump hạ dễ dàng.

    Ta bàn thử một chuyện giả tưởng: nếu như cụ Biden vì lý do nào đó, bỏ ngang, không ra tranh cử nữa, chuyện gì sẽ xẩy ra? 

Xin mời đọc tiếp


Bài kế tiếp: ĐẢNG DÂN CHỦ CHƠI VỚI LỬA - VŨ LINH

BÌNH LUẬN 08/18/23

BÀI 295: ĐẢNG DÂN CHỦ CHƠI VỚI LỬA - - VŨ LINH



Fani Taifa Willis is the district attorney of Fulton County, Georgia, which contains most of Atlanta. She is the first woman to hold the office. Wikipedia
Born: 1971 (age 52 years), Inglewood, CA
Party: Democratic Party
Education: Emory University, Howard University
Children: 2

Tin chấn động tuần qua: cựu TT Donald Trump bị công tố quận Fulton, tiểu bang Georgia truy tố 41 tội liên quan đến cú điện thoại TT Trump gọi cho ông Brad Raffensperger, bộ trưởng Nội Vụ tiểu bang Georgia, yêu cầu ông này 'tìm cho ra thêm hơn 11.000 phiếu' để mang lại chiến thắng cho ông Trump tại Georgia trong cuộc bầu TT năm 2020.

Đây có thể là cuộc truy tố quy mô nhất chống ông Trump.


Bài kế tiếp: BÀI 293: CUỘC BẦU CỬ QUÁI DỊ - - VŨ LINH


BÌNH LUẬN 08/04/23 

Nước Mỹ đang trong thời kỳ sôi nổi chính trị, chìm đắm trong cuộc vận động tranh cử TT năm 2024 mặc dù còn cách cả năm rưỡi nữa. Chuyện bình thường xẩy ra mỗi 4 năm trong cái xứ này và từ ngày lập quốc cách đây hơn 250 năm.


Nhưng chuyện không bình thường, đáng bàn, là cuộc vận động tranh cử TT lần này thật là quái dị, không giống bất cứ cuộc vận động nào khác đã từng diễn ra.
Quái dị ở điểm nào?

Đây là đề tài bài bình luận tuần này, xin quý vị cột giây lưng an toàn, ngồi cho vững trên ghế để khỏi ngã ngửa vì bực mình.


Bài kế tiếp: BÀI 288: CHÍNH SÁCH DA ĐEN CỦA BIDEN


BÌNH LUẬN 06/30/23


   Từ ngày cụ Biden tuyên thệ nhậm chức, chính sách của chính quyền Mỹ đối với khối dân da đen đã có thay đổi lớn, được đánh dấu bởi việc đi sâu thêm cả chục bước nữa vào cái mà kẻ này gọi là 'chính sách thượng tôn da đen', hay nếu muốn nói kém lịch sự hơn thì phải gọi là 'chính sách nịnh dân da đen'.

    Trước khi các cụ vẹt tị nạn nhao nhao nổi giận, tố cáo Vũ Linh này thuộc loại dân man rợ, giờ này đầu óc vẫn còn kỳ thị da đen, xin các vị đó bình tĩnh, kiên nhẫn đọc bài dưới đây. 


Bài kế tiếp: BÀI 274: TRUMP ĐI TÙ? - VŨ LINH

 

BÌNH LUẬN 06/10/23

AG Merrick Brian Garland                               Jack Smith

    Chuyện hầu hết dân Mỹ không muốn thấy cuối cùng đã xẩy ra: cựu TT Donald Trump đã chính thức bị truy tố về 37 tội, vi phạm 7 luật, sẽ phải ra trước đại bồi thẩm đoàn thứ ba tới, sau đó sẽ ra tòa nhận án.


Bài kế tiếp: BÀI 250: BẦU CHO AI, CHO ĐẢNG NÀO? - VŨ LINH

 

BÌNH LUẬN 10/12/22

Cả nước đang đứng trước thềm một cuộc bầu quốc hội thật đặc biệt. Đặc biệt vì ý nghĩa và hậu quả của nó lớn lao hơn hầu hết các cuộc bầu quốc hội trước đây. Chỉ còn 6 tuần nữa là dân Mỹ sẽ đi bầu lại toàn thể hạ viện và trên dưới một phần ba thượng viện, chưa kể không biết bao nhiêu quan chức tiểu bang và địa phương, trong đó có thống đốc, nghị sĩ và dân biểu tiểu bang. Bây giờ mà bàn về cuộc bầu này, có thể đã hơi muộn vì rất nhiều người đã biết rõ sẽ bầu cho đảng nào, sẽ bầu cho ai rồi. Tuy nhiên, chậm vẫn hơn không, ta cứ thử bàn qua xem sao. Vì tính cách cực quan trọng của cuộc bầu quốc hội tới, DĐTC sẽ có hai bài liền liên quan đến cuộc bầu này. Tuần này ta bàn về việc bầu bán cho đảng nào, cho ai. Tuần tới, ta sẽ bàn về một số vấn đề then chốt liên quan đến cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Trái bom chính trị nổ tung ra đã khỏa lấp mọi tin khác. Xin mời đọc tiếp 

Bài kế tiếp: BÀI 243: CỘNG HÒA CHUỐI CHIÊN MỸ THEO LUẬT RỪNG? - VŨ LINH

 

BÌNH LUẬN 08/13/22



Tin động trời chưa từng thấy: tuần rồi, FBI đã đột kích tư dinh ông Trump tại Mar-a-Lago, tiểu bang Florida. Tuy các bản tin không ghi chi tiết, nhưng có lẽ FBI đột kích vì vụ họ đang điều tra việc ông Trump khi rời Tòa Bạch Ốc đã mang theo một số tài liệu mà bộ Tư Pháp cho là tài liệu công và bí mật thuộc sở hữu của chính phủ mà ông Trump không có quyền lấy theo. Trái bom chính trị nổ tung ra đã khỏa lấp mọi tin khác. Xin mời đọc tiếp 

Bài kế tiếp:  BÀ CHỦ TỊCH SIÊU MÁNH MUNG

 

BÌNH LUẬN 07/30/22

Tuần rồi, ta có dịp bàn về bà chính khách quan trọng nhất nước hiện nay, bà phó TT Kamala Harris. Tuần này ta bàn qua một bà chính khách khác, tuy tầm quan trọng thấp hơn bà Kamala một bực, nhưng trên thực tế, lại chính là người phụ nữ quyền thế nhất nước chẳng những hiện nay, mà còn có thể nói trong suốt lịch sử Mỹ. Đó là bà Nancy Pelosi, chủ tịch hạ viện liên bang Mỹ. Diễn Đàn Trái Chiều trước đây đã gọi bà Hillary là … bà Mai Siêu Phong, dựa theo tên một bà đại cao thủ võ lâm ma đầu nhất trong thế giới võ lâm của Kim Dung. Nhưng xét cho cùng, có hơi oan cho bà Hillary vì thật ra, cái tên Mai Siêu Phong phải đặt cho một bà chính khách khác, còn ma mãnh, mánh mung, thâm độc hơn xa bà Hillary, mà cũng tài giỏi vì thành công hơn xa bà Hillary. Đó là bà Nancy Pelosi. Xin mời đọc tiếp 

  BIDEN – MỘT ĐẠI HỌA THẾ GIỚI

BÌNH LUẬN 04/02/22


 BIDEN – MỘT ĐẠI HỌA THẾ GIỚI

   Hơn một năm sau khi cụ Biden tuyên thệ nhậm chức, dân Mỹ hẳn đã nhìn rõ mình đã bầu tổng thống một người như thế nào, không cần đợi đến cuối nhiệm kỳ, gần ba năm nữa.

    Ở đây, kẻ này xin viết ngay trong lịch sử 46 tổng thống Mỹ, có lẽ chưa có ai tệ mạt bằng ông đương nhiệm. Trước đây, hầu như tất cả đều ‘nhất trí’ TT Carter là tổng thống tệ hại nhất lịch sử cận đại Mỹ, nhưng ít ra thì ông Carter dù mắc nhiều sai lầm nghiêm trọng về chính sách, cũng không có tình trạng nói năng lung tung, nói nhầm, nói lộn, kinh hồn đến độ những bộ trưởng cao cấp nhất trong nội các đã phải toát mồ hôi chạy theo cải chính hay giải thích. Mà lại ‘nói nhầm’ kinh thiên động địa trên diễn đàn quốc tế, tại hai nước Âu Châu, cho cả thế giới thưởng lãm mới tuyệt chứ. xin mời đọc tiếp

 NƯỚC MỸ LAO XUỐNG HỐ CHỦ NGHĨA - VŨ LINH 




Trong thời gian qua, thiên hạ đã chứng kiến -như Diễn Đàn Trái Chiều đã bàn qua- cuộc nội chiến trong đảng DC, chẳng những về hai gói quà khổng lồ trị giá xấp xỉ 5.000 tỷ đô (tức là 1 triệu đô nhân lên 5 triệu lần!!!), mà còn về nhiều vấn đề ý thức hệ khác như dưới đây sẽ bàn.

Đây là một cuộc chiến sinh tử, quyết định hướng đi tương lai của đảng DC nói riêng và cả nước Mỹ nói chung: một là vẫn cấp tiến ển ển xìu xìu trong bối cảnh kinh tế thị trường như từ trước đến nay, hai là tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc xuống hố chủ nghĩa.

Tại sao lại có cuộc chiến này trong lúc này?
 Xem Tiep

BÌNH ĐẲNG CHỦNG TỘC - VŨ LINH


                                          
   
Phải đạo chính trị cấp tiến thời thượng mang rất nhiều hình thức, từ những chuyện hết sức dấm dớ như không nhìn nhận giới tính qua thể xác để rồi tất cả bối rối không còn nhận thức được ai đực, ai cái, cầu tiêu, phòng tắm lẫn lộn, hôn nhân loạn xà bần, con cái chẳng còn bố hay mẹ, đến những chuyện như sỉ vả thượng tôn da trắng nhưng lại tung hô thượng tôn da đen, rồi chuyện dạy trẻ con 6 tuổi cách thủ dâm, cho tới miệt thị các tôn giáo trong khi tôn giáo chính là nền tảng đã khuyến khích lòng nhân đạo và bảo đảm sinh tồn cho nhân loại cả mấy ngàn năm nay,…Xem Tiep



Lịch sử không do“Bên Thắng Cuộc” viết - Nguyễn Quang Duy


Vào dịp 30 tháng 4 năm 2020 tôi có cho biết là khoảng 4 giờ chiều ngày 30/4/1975, khi đó tôi đang ở Chợ Sài Gòn thì nghe nhiều tiếng nổ lớn như đạn súng cối, từ phía Dinh Độc Lập, tiếp theo là những tiếng súng đủ loại…

Năm nay trang BBC đăng bài viết “Xét lại vai trò Tướng Giáp: Một quan điểm viết sử mới tại Việt Nam” từ một quyển sách viết bởi Tiến sĩ Lê Trung Nguyệt là con gái của ông Lê Đức Thọ từng là Trưởng ban Tổ chức Trung ương, người mà quyền lực chỉ đứng sau Tổng Bí Thư Lê Duẩn.

Quan điểm xét lại của bà Lê Trung Nguyệt đã bị Facebooker Huy Đức tác giả “Bên Thắng Cuộc” cho là không đúng sự thật về Tướng Võ Nguyên Giáp, có đoạn ông Huy Đức viết:

“… Cho đến giờ này ít ai biết là ngay chiều 30/4/1975, đã có những loạt súng giận dỗi trong khuôn viên Dinh (Độc Lập) của những người lính thuộc đơn vị được Văn Tiến Dũng, Lê Đức Thọ chọn ‘cắm cờ trên nóc Dinh Độc Lập’.

“Cũng trong chiều hôm đấy, Lữ 203 của trung tá Bùi Văn Tùng phải rút về Long Thành nhường Dinh Độc lập cho Sư 7. Lữ 203 thuộc Quân đoàn II, nằm trong đội hình của ‘Cánh quân phía Đông’ dưới quyền tướng Lê Trọng Tấn, vị chỉ huy trung thành với tướng Giáp.”

Trên trang wikipedia về Sư đoàn 7 có viết: “Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Sư 7 do (Trung Tướng) Lê Nam Phong làm Sư đoàn trưởng, ưu tiên nhiệm vụ cắm cờ trên Dinh Độc Lập. Ngày 30/4/1975, Sư 7 được Quân đoàn 2 bàn giao tiếp quản Dinh Độc Lập.”

Quả là mỉa mai khi “bên thắng cuộc” không tốn một viên đạn để chiếm Dinh Độc Lập, nhưng ngay sau đó hai phe cánh, một theo tướng Võ Nguyên Giáp và một theo tướng Văn Tiến Dũng, ông Lê Đức Thọ, lại tranh giành công trạng nổ súng vào nhau. Xem Tiep


Về Kamala Harris - Angie Luong



Ghi chú của Tòa Soạn KTTT: Bài này đặc biệt quan trọng, xin những người yêu nước Mỹ đọc kỹ và chuyển sang tiếng Anh forward đi các nơi. Ít người biết tình trạng cùng đường của nước Mỹ hiện tại, không khác mấy với Miền Nam VN năm 1974, 1975 đâu. Dân chúng Mỹ cứ nhỡn nhơ lo làm tiền, giống như dân Miền Nam VN năm 1974, khi giựt mình tỉnh ra thì đã chết rồi, như con heo trong rọ rồi.
Dân Mỹ mà không kịp tỉnh thì sẽ thấy sớm thôi. Xin đọc bài này của Angie Luong sẽ rõ. Xem Tiep


Nhờ đâu cựu Tổng thống Trump được xử trắng án? - Nguyễn Quang Duy



Tôi dùng từ “trắng án” để nói về kết quả phiên tòa luận tội ông Trump lần thứ hai, nhưng nếu bạn dùng từ “chiến thắng” hay “tha bổng” hay “tha tội” theo tôi đều có lý cả.

Mục tiêu của đảng Dân Chủ là kết tội ông Trump nhưng họ đã không đạt được kết quả, nên phía ủng hộ ông Trump có quyền xem đó là chiến thắng của ông ấy và của họ.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell Lãnh đạo phe Thiểu số đảng Cộng hòa cho biết ông không kết tội ông Trump vì ông ấy đã mãn nhiệm kết tội ông là vi phạm Hiến Pháp.

Xem Tiep

Đâu là giới hạn tự do dân chủ ở Mỹ? - Nguyễn Quang Duy


Ngày 6/1/2021, liên danh Joe Biden và Kamala Harris đã được Quốc Hội công nhận là bên thắng cuộc, qua các phương tiện truyền thông tôi được chứng kiến ngày lịch sử này học hỏi được khá nhiều điều về tự do và dân chủ tại Mỹ.

Chuyện buồn đã xảy ra…

Biểu tình là quyền tự do biểu đạt chính kiến được Tu chính án thứ nhất bảo vệ, nhưng bạo động và bạo loạn là vi phạm luật pháp quốc gia.

Thật đáng buồn khi 1 người bị bắn chết, 5 người khác chết chưa rõ lý do (trong số có cả cảnh sát) và nhiều người cả hai phía bị thương khi đoàn biểu tình xông vào Quốc Hội. 
Xem Tiep


BÀI 151: CÂU CHUYỆN GIAN LẬN PHIẾU - Vũ Linh

Cuộc bầu tổng thống năm nay bảo đảm sẽ đi vào lịch sử như một cuộc bầu lạ lùng nhất nếu không muốn nói là tồi tệ nhất. Lạ lùng không phải vì kết quả bất ngờ đã mang cái tạm gọi là ‘chiến thắng’ về cho một chính khách lờ mờ nhất lịch sử chính trị Mỹ (mà nếu muốn dùng danh từ hợp thời trang, ta có thể gọi là ông này là ông BLM, Biden Lờ Mờ). Mà lạ lùng vì chưa bao giờ lại có hiện tượng gian lận phiếu tràn ngập như ta đang thấy. Lạ lùng vì bình thường, những chuyện gian lận này rất thường thấy trong các xứ chậm tiến, dân trí thấp, chính quyền gian xảo, chứ hiếm khi thấy ở mức quy mô tại cái xứ thành đồng của dân chủ, của văn minh, của dân trí,… Đã vậy, lại là gian lận xuất phát từ cái đảng tên là … Dân Chủ mới thật là mỉa mai chứ.

Dĩ nhiên, chuyện gian lận lớn lao đến mức nào, có hậu quả như thế nào trong kết quả bầu cử là chuyện cho tới lúc này, chưa ai có thể biết rõ được. Có thể chỉ là cái mà dân Mỹ gọi là ‘a storm in a teapot’, một cơn bão trong bình trà, để rồi sẽ tan biến mau chóng, chẳng có hậu quả gì nghiêm trọng. Nhưng cũng có thể đã có gian lận ở mức quy mô vĩ đại, thay đổi hẳn ý dân. Chuyện này, ta chờ xem.

Ngay bây giờ, ta tạm nhìn qua những gì đang thấy.
Trước hết, phải nói ngay lập tức, nhiều cụ DUT huênh hoang ca bài đại thắng mùa thu, rồi công kích TT Trump ngoan cố tham quyền chưa chịu thua. Thưa quý cụ, vấn đề không phải là cá nhân ông Trump tham quyền cho cá nhân ông, mà dù muốn hay không, ông cũng có bổn phận phải tranh đấu tiếp tục vì đã có hơn 72 triệu dân Mỹ muốn ông làm tổng thống, muốn ông ngồi ở đó để thực hiện những gì họ muốn cho nước Mỹ và cho họ. Dù muốn hay không, ông vẫn có trách nhiệm đối với họ, đối với những người đã bầu cho ông. Không ai muốn ông đánh đấm bằng mọi giá để chiếm quyền, hay gian lận đủ kiểu để chiếm thắng lợi, nhưng tối thiểu, ông cũng phải tận dụng mọi phương tiện hợp pháp để thực hiện được ý nguyện của những người dân đã tin tưởng nơi ông, bất kể thành công hay thất bại, nhất là khi những chuyện gian lận tràn ngập khắp nơi.

TT Bush con đã nói rất rõ: TT Trump hoàn toàn có quyền chính danh và chính đáng đòi hỏi việc đếm phiếu lại hay thưa kiện để mọi chuyện được mang ra ánh sáng. Nếu cụ Biden đàng hoàng và tự tin, chính cụ cũng phải có thái độ y như TT Bush con, hoan nghênh mọi việc đếm phiếu lại và điều tra các vụ gọi là có thể đã có gian lận. Không có tật, không cần phải giật mình, phải không thưa cụ Biden?
DĐTC sẽ không liệt kê những cả ngàn chuyện luộm thuộm khét lẹt mùi gian lận mà báo chí đã đăng quá nhiều rồi. Đây là bài bình luận, không phải là báo tin tức. Tuy nhiên sẽ bàn qua vài trường hợp lớn. Xin được nói ngay việc nêu lên những trường hợp gian lận chỉ nhằm mục đích thông tin cho quý độc giả biết ‘tình hình chiến sự’, tuyệt đối không có nghĩa DĐTC này tin những chuyện đó có thật, hay không tin là có thật. DĐTC không ở trong tư thế có khả năng hay phương tiện kiểm tra tính thật giả của những tin này. Nhất là trong giai đoạn này, khi mà thiên hạ còn đang ‘mất hồn’ vì kết quả bầu cử, người quá vui, kẻ quá buồn, nên có khuynh hướng dễ bị kích thích quá trớn, tung đủ loại tin giựt gân, hay tin đủ loại fake news, hay chối bỏ mọi tin thật.

Phản ứng của thiên hạ đối với những tin gian lận như thế nào? Dễ đoán thôi. Những người ủng hộ TT Trump dĩ nhiên tin chắc hơn đinh đóng cột gian lận quy mô là sự thật, là đã có những chiêu trò gian lận lớn tại vài tiểu bang then chốt nhất để hại TT Trump, đưa cụ Biden lên nắm quyền. Phe cuồng chống Trump ngược lại, bác bỏ tất cả, coi như toàn là tin vịt hết, chẳng có gì đáng quan tâm.
Sự thật thưa quý vị, nằm đâu đó trong khoảng giữa hai quan điểm trái ngược trên. Nghĩa là tất nhiên đã có gian lận thật chứ không thể nói toàn là tin vịt, nhưng bù lại cũng chưa có bằng chứng gì là đã có gian lận lớn, có tổ chức, được phối hợp và điều hành bởi lãnh đạo đảng DC từ cấp liên bang tới tiểu bang và nhất là địa phương, quy mô đến mức độ đã thay đổi ý của dân Mỹ.

Nhân đây, DĐTC cũng khẩn khoản kêu gọi độc giả của diễn đàn nên thận trọng và bình tĩnh, tránh tỏ ra quá cực đoan, hung hãn, cần phải tin tưởng vào công lý của nước Mỹ, đồng thời cũng phải sẵn sàng chấp nhận quyết định của dân Mỹ, của tòa án Mỹ, bất kể hợp ý với mình hay không.

Trở về câu chuyện gian lận, trên căn bản, phải nhìn cho rõ có hai loại ‘gian lận’: gian lập bất hợp pháp và gian lận hợp pháp.

1) GIAN LẬN BẤT HỢP PHÁP

Những trường hợp gian trá trong kiểm và đếm phiếu có thật, có rất nhiều. Một phần không nhỏ có thể là những tai nạn, sơ ý, sai suất không cố ý, máy móc trục trặc,… Nhưng thực tế đã cho thấy những trường hợp ‘trục trặc’ đã quá nhiều, nhiều hơn xa những vụ tai nạn sơ ý. Đưa đến nghi vấn lớn là thực sự đã có gian lận tràn lan. Hiện nay đã có cả mấy chục vụ thưa kiện về gian lận, hay chính xác hơn, phải gọi là ‘bất thường’ -irregularities- trong nhiều tiểu bang.
Theo tin báo chí, bằng chứng cụ thể đã có rất nhiều chuyện ‘bất thường’ xẩy ra, đặc biệt là tại hai tiểu bang then chốt Pennsylvania và Michigan. DĐTC xin đơn cử một ít chuyện tiêu biểu:

- Điều tra đặc biệt của báo The Epoch Times tại Pennsylvania cho thấy nhiều phiếu bầu được gửi đi, sau đó ủy ban bầu cử nhận lại được có khi một ngày sau, có khi cùng ngày, thậm chí có khi trước cả ngày gửi. Trung bình theo sở bưu điên một bức thư gửi đi phải mất hai ngày rưỡi, cho dù cử tri điền phiếu rồi gửi về liền cũng phải mất 5 ngày.




- Tại Pennsylvania, theo thống kê chính thức của tiểu bang, tỷ lệ phiếu bằng thư bất hợp lệ là 0,03%, tức là trong 10.000 phiếu chỉ có 3 bất hợp lệ. Theo nghiên cứu của tạp chí The National Pulse, đây là chuyện hoàn toàn không thể có theo xác xuất thống kê. Trong kỳ bầu primary vừa qua, tiểu bang New York có tỷ lệ bất hợp lệ trên 21% trong số phiếu gửi qua bưu điện, tức là trong 10.000 phiếu đã có tới 2.100 phiếu bất hợp lệ.
https://thenationalpulse.com/news/case-against-biden-win/

- Tại Michigan, người ta khám phá ra một máy bầu có ‘trục trặc’ lạ: bất kể cử tri bầu ai, máy cũng tự động ghi nhận là Biden hết. Ít nhất đã có một máy ghi ‘lộn’ tới hơn 6.000 phiếu. Câu hỏi là trên cả nước, đã có bao nhiêu máy bị trục trặc kiểu này? Mà cái máy này trục trặc ‘khôn’ thật. Tại sao không trục trặc, chạy qua tên của Trump hết? Mà cũng chỉ trục trặc ở tiểu bang xôi đậu then chốt thôi, không hư ở Texas hay Cali hay New York.
https://panatimes.com/one-michigan-county-clerk-caught-a-glitch-in-tabulation-software-so-they-hand-counted-votes-and-found-the-glitch-caused

- Tòa Bạch Ốc đã công bố danh sách một số trường hợp gian lận. Không rõ tài liệu này chính xác đến mức nào, nhưng xin trích dẫn lại để ‘rộng đường dư luận’.
https://www.whitehouse.gov/sites/whitehouse.gov/files/docs/pacei-voterfraudcases.pdf

Đây là những chuyện thiên hạ bàn loạn xà ngầu. Phải nói ngay, trong số đó, có nhiều chuyện có thật những cũng không thiếu gì chuyện phịa hoàn toàn. Vấn đề đang được các nhà chức trách địa phương, tiểu bang và cả liên bang tìm hiểu, điều tra.

Có gian lận thật không? Dĩ nhiên là có, không ai có thể chối cãi được. Cùng lắm chỉ có thể đặt vấn đề gian lận quy mô tới mức nào thôi.

TTDC và dĩ nhiên truyền thông Vẹt đã gân cổ khẳng định không có gian lận gì ráo, bất cần biết các chuyện luộm thuộm trắng trợn nêu trên. Chỉ khiến kẻ này nhớ lại năm xưa, cả thế giới biết CSBV tung cả chục sư đoàn bộ đội chính quy vào Nam, nhưng CSBV gân cổ nhất quyết chối phăng, mãi cho tới sau ngày 30/4, sau cả chục năm chiến tranh, và sau khi đã chiến thắng trọn vẹn, chúng mới bất cần dối trá nữa, nhìn nhận đã có cả mấy trăm ngàn quân chính quy đánh nhau trong Nam. Bây giờ, tình hình cũng tương tự, tuy hơi khác ở điểm đảng DC gian trá, thắng cử rồi, vẫn khẳng định không có gian trá.
Phần lớn những gian lận trong cuộc bầu cử qua không phải từ những cuộc bầu tại các phòng phiếu khi cử tri đến tận nơi bỏ phiếu, mà hầu hết qua những phiếu bầu bằng thư.

'Cụ’ nhà báo Ng Tài Ngọc viết bài rất ‘hoành tráng’ khẳng định KHÔNG có gian lận gì hết, tất chỉ là tin LÁO! Cụ chứng tỏ mình là chân lý, khẳng định chắc như đinh đóng cột, qua một bài rất dài. Ta không rảnh xem lại cả bài, chỉ cần liếc qua vài biện giải của ‘cụ’ ta. Đây nhé:

 NTN: “ Trump nói Trump thắng Wisconsin, Michigan, Pennsylvania and Georgia: Láo, vì vẫn còn đang đếm phiếu”.
DĐTC: TT Trump chỉ nói đến kết quả ngay đúng khi đó thôi. Nếu nói TT Trump nói láo vì còn đang đếm phiếu, thì tất cả TTDC và cả cụ Biden cho đến bây giờ cũng vẫn nói láo hết, vì cho đến khi TTDC phán cụ Biden thắng và ngay cả khi cụ Biden đọc diễn văn khoe đã đắc cử, vẫn còn đang đếm phiếu trên tất cả 50 tiểu bang.
 NTN: “Trump nói bỏ phiếu bằng thư là gian lận, "a corrupt system," "there is tremendous corruption and fraud going on.": Láo, không có một tí ti gian lận gì khi bỏ phiếu bằng thư”.

DĐTC: NTN nói láo khi cho rằng “chẳng có tí ti gian lận” nào. Hiện nay báo chi loan tin có không biết bao nhiêu chục vụ gian lận, đang có cả chục vụ kiện trên bốn tiểu bang, chưa có phán quyết của tòa mà NTN đã có phán quyết rồi.

 NTN: “Trump nói phiếu đếm cho mình đang thắng thì bỗng nhiên biến mất (??!) ("We were winning in all of the key locations by a lot, actually, and our numbers started miraculously getting whittled away): - Láo, cáo buộc không một bằng chứng. Làm sao mà tự nhiên biến mất được khi có bao nhiêu là quan sát viên có mặt ngay tại phòng kiểm phiếu.” [Lý luận có rất nhiều quan sát viên được NTN lập đi lập lại liên tục, DĐTC chỉ bàn đến một là đủ]
DĐTC: Trước hết, NTN tiếng Anh lờ mờ dịch sai. Động từ whittle away có nghĩa là làm nhỏ đi [(whittle something away/down) reduce something in size, amount, or extent by a gradual series of steps], không có nghĩa là phiếu “biến mất”. TT Trump hiển nhiên nói về mức thắng phiếu của ông giảm đi trong hai ba ngày sau ngày bầu cử, không nói phiếu “bỗng nhiên biến mất”. Thứ nhì, nói “không biết có bao nhiêu là quan sát viên” mới đúng là nói láo. Tại Pennsylvania, lợi dụng đe dọa nhiễm COVID, các phòng phiếu cấm việc hai người cùng kiểm phiếu như thông lệ, cấm không cho quan sát viên của bất cứ đảng nào hay của báo chí đứng gần. Đảng CH phải kiện, tòa phán phải cho quan sát viên đứng theo dõi tuy không cho đứng gần hơn 6 feet. Đứng xa kiểu đó, chẳng có cách nào nhìn thấy gì hết, chẳng thể nào nhìn thấy chữ ký có đúng không, dấu bưu điện ngày nào, có bao nhiêu nhân chứng ký tên,…
https://www.post-gazette.com/news/vote2020/2020/11/05/election-trump-ballot-canvassing-observation-philadelphia-closer-joe-biden/stories/202011050121

 NTN: “Trump nói ở những tiểu bang swing states, Đảng Dân chủ kiểm soát nơi đếm phiếu hành động theo ý của mình : Láo 100%. Tất cả nơi đếm phiếu trên nước Mỹ đều có sự hiện diện của báo chí, đại diện của hai Đảng Dân Chủ và Cộng Hòa. Thời đại Internet bây giờ rất nhiều nơi có gắn camera streaming cho công cộng xem nên không thể nào có chuyện gian lận, và không thể nào chỉ có một Đảng kiểm soát.”

DĐTC: chuyện hiện diện của quan sát viên của hai đảng và báo chí vừa bàn ở trên. Chuyện camera? Vâng, xin xem và giải thích giùm những người này đang làm gì đây:

https://youtu.be/AOADOZhZeOg

https://panatimes.com/woman-inside-polling-area-has-been-filling-out-blank-ballots-for-over-an-hour-and-stamping-them

 NTN: “Trong lịch sử tranh cử Tổng Thống Mỹ, có ba thứ chưa từng một ứng cử viên nào làm mà chỉ một mình Trump đã làm đủ cả ba điều đó:

1. Than phiền hệ thống bầu cử của Hoa Kỳ là gian lận

2. Không công nhận là mình thua: Trump hăm dọa là sẽ nộp đơn thưa tất cả tiểu bang Trump thua phiếu, và không công nhận là mình thua.
3. Không một ai thua cuộc mà không gọi chúc mừng đối thủ: Trump nhất quyết không chúc mừng Biden.”
DĐTC: Không biết ông NTN qua Mỹ năm nào, nhưng năm 2000, PTT Al Gore KHÔNG chấp nhận mình thua, tố phe CH tại Florida đếm phiếu gian lận, đòi đếm phiếu đi đếm phiếu lại, không “gọi chúc mừng” Bush con, thưa kiện liên miên bất tận trong hơn một tháng, cho tới ngày 12/12 khi TCPV chặn đứng mọi thưa kiện, đưa đến chiến thắng của TĐ Bush con. Năm 2016, bà Hillary cũng không chấp nhận thua, kêu gọi đếm phiếu lại tại ba tiểu bang Wisconsin, Michigan và Pennsylvania.

Nói chung, hiện nay đang còn cả mấy chục vụ thưa kiện, cũng như điều tra của bộ Tư Pháp, nên chưa ai biết cuối cùng sẽ như thế nào. Theo ý kiến cá nhân, những vụ thưa kiện và điều tra này có tính lắt nhắt, cục bộ, trên nguyên tắc khó có thể thay đổi kết quả bầu cử chung của cả tiểu bang. Nhưng ngược lại, cũng không thể phớt lờ bỏ qua những vụ kiện này được vì tại những tiểu bang thên chốt nhất như Pennsylvania, Georgia, Wisconsin, Arizona, số phiếu thắng cử của cụ Biden rất nhỏ, rất có thể bị lật ngược nếu TT Trump thắng nhiều vụ kiện.

2) GIAN LẬN HỢP PHÁP
Đúng, ra đây mới thực sự là chuyện quan trọng đáng nói vì có thể thay đổi kết quả bầu cử một cách quy mô.
Ông Ron Klaine, người đã được cụ Biden bổ nhiệm làm chánh văn phòng nếu ông đắc cử tổng thống, năm 2014 đã nhận định bầu cử ở Mỹ bị ‘lũng đoạn’ hay ‘thao túng’ -rigged- tới 68%.

https://www.foxnews.com/politics/ronald-klain-bidens-wh-chief-of-staff-raises-eyebrows-with-2014-tweet-saying-elections-are-rigged

Nghĩa là trên thực tế, bất kể gian lận hay không, các thế lực như các chính quyền từ liên bang đến tiểu bang đến địa phương, truyền thông, các nhóm áp lực,… đều có thể thao túng kết quả bầu cử theo ý mình, tùy nỗ lực của họ, trong khi ý dân thực sự chỉ là yếu tố nhỏ.

Trước hết, phải nói ‘thông đồng’ giữa các khối thế lực đó tự nó cũng đã là một hình thức gian lận, tuy phần lớn là những phương thức hợp pháp.
Việc đảng DC thông đồng toa rập với TTDC, truyền thông xã hội, Nhà Nước Ngầm, DĐTC đã bàn qua rồi (BÀI 150: SÁCH LƯỢC CHIẾM QUYỀN CỦA ĐẢNG DÂN CHỦ).
Chuyện thông đồng thô bạo mới xẩy ra đầu tuần rồi còn lộ liễu hơn xa.
Sáng thứ hai 9/11, công ty thuốc Pfizer (và hãng đối tác BioNTech bên Đức) loan tin thuốc ngừa COVID của họ đã đạt được mức thành công tới 90%, sẵn sàng để được trình cho cơ quan kiểm tra thuốc xin phê chuẩn. Ngay sau đó, thị trường Dow Jones mở cửa chợ, tăng ngay 1.500 điểm (hơn 5%), tuy cuối ngày đã giảm xuống còn hơn 800 điểm.

Câu hỏi cho tất cả mọi người: tại sao Pfizer lại chờ đến một tuần sau bầu cử mới công bố tin này, là tin chắc chắn sẽ giúp TT Trump rất nhiều? Tại sao không công bố vài ngày trước bầu cử. Nếu bây giờ thuốc ngừa sẵn sàng tới 90% thì trước bầu cử, tức là chưa tới một tuần trước, chắc cũng phải sẵn sàng 70%-80% rồi, sao khi đó không công bố?

Có bằng chứng cụ thể về gian lận, thông đồng giữa đảng DC và các đại tập đoàn Pfizer không? Dĩ nhiên là không. Nhưng có khét lẹt mùi thông đồng gian manh để xoay chuyển bầu cử không? Hiển nhiên là có. [Ghi chú: Pfizer là đại tập đoàn bào chế ra thuốc Viagra].

Nên nhớ lại TT Trump bị các đại tập đoàn bào chế thuốc chống rất mạnh khi ông ra sắc lệnh bắt họ phải tìm mọi cách giảm giá thuốc bán trên thị trường Mỹ xuống ngang mức giá bán trên các thị trường Âu Châu. Nếu cụ Biden đắc cử, sắc lệnh này sẽ bị liệng vào thùng rác và quý vị có quyền tiếp tục mua thuốc Mỹ với giá rất cao như hiện nay. Chẳng hạn như thuốc Invokana trị tiểu đường bán với giá hơn 600 đô cho một tháng 30 viên. Và dĩ nhiên, việc giữ giá thuốc cho cao cũng là cách ép thiên hạ phải mua bảo hiểm y tế Obamacare thôi. Có bảo hiểm y tế, sẽ chỉ phải trả 130 đô trả cho một tháng Invokana.

Theo Hiến Pháp Mỹ, các tiểu bang có quyền định ra luật liên quan đến thủ tục và phương thức bầu bán. Dựa trên điều khoản này, nhiều tiểu bang DC then chốt trong bầu cử đã chơi trò mánh mung thay đổi luật lệ trước ngày bầu, để giúp cụ Biden thắng cử.

Trên nguyên tắc từ trước đến nay, bầu bằng thư được chấp nhận trong những điều kiện khá khắt khe:

1. Phiếu bầu bằng thư phải gửi sớm để ủy ban bầu cử nhận được muộn nhất là trong ngày bầu, trước khi phòng phiếu đóng cửa, và các bao thư phải được cất giữ để lấy dấu bưu điện làm bằng chứng;
2. Các phiếu bầu bằng thư phải có hai người ký tên làm nhân chứng;
3. Khi kiểm phiếu thì phải kiểm tra mọi chi tiết lý lịch như tên, tuổi, địa chỉ, so sánh chữ ký, kiểm tra nhân chứng,…

Viện lý do đe dọa lây nhiễm của dịch COVID, nhiều tiểu bang đã thay đổi luật lệ bầu cử bằng thư, hủy bỏ gần hết những điều kiện trên. Tại tiểu bang Pennsylvania, thống đốc DC Wolf đơn phương tự ý thay đổi luật bầu cử, bất chấp Hiến Pháp tiểu bang mà cũng không cần quốc hội tiểu bang biểu quyết luật hay phê chuẩn, ký sắc lệnh gồm có những thay đổi chính:

1. Thời gian nhận phiếu được gia hạn tới 12/11/2020, 10 ngày sau ngày bầu cử. Tệ hơn nữa, khi xé bao thư để kiểm phiếu, phần lớn các bao thư có ghi ngày gửi và nhận bị nhân viên kiểm phiếu -DC- vứt ngay vào thùng rác, nghĩa là vứt hết tang chứng ngay;

2. Hủy bỏ điều kiện phải có nhân chứng luôn;
3. Trên nguyên tắc phải luôn luôn có hai người cùng kiểm phiếu, trước sự hiện diện của quan sát viên của cả hai đảng và của báo chí. Viện cớ cách lý vì sợ nhiễm, năm nay chỉ cho có một người kiểm phiếu, và không cho quan sát viên nào lại gần hơn 12 feet hay khoảng 4 thước. Cho đến khi tòa án bắt phải cho người khác quan sát, thì mới cho, nhưng chỉ được đứng cách xa 6 feet. Cũng như không, đứng xa như vậy thì thấy được gì?

Không cần phải là nhà thông thái mới thấy rõ tất cả đều là những mánh mung giúp gian lận phiếu một cách dễ dàng mà hoàn toàn hợp pháp vì tuân thủ theo luật mới của tiểu bang.

Phe CH đã kiện thống đốc Wolf ra tòa vì theo họ thay đổi luật bầu cử phải do quốc hội Pennsylvania quyết định chứ một mình thống đốc không có quyền. Lên đến Tối Cao Pháp Viện Pennsylvania, họ phán thống đốc có quyền. Lên đến TCPV liên bang, khi đó chỉ có 8 vị, biểu quyết 4-4, đưa đến hậu quả là phán quyết của TCPV Pennsylvania còn hiệu lực.

Ngay sau đó, bộ trưởng Tư Pháp của 11 tiểu bang CH ra thư phản đối, cho rằng TCPV Pennsylvania vi phạm Hiến Pháp liên bang vì tuy các tiểu bang có quyền ra luật về bầu cử, nhưng việc ra luật mới hay thay đổi luật hiện hữu phải do quốc hội tiểu bang biểu quyết chứ thống đốc hay ngay cả TCPV cũng không có quyền ra luật.

Nhóm Tố Sảng biện giải “bỏ phiếu bằng thư đã có từ cả trăm năm, sao trước đây không sao, bây giờ lại có gian lận?”. Lý luận ngớ ngẩn vậy mà cũng dám hạ bút xuống viết cho thiên hạ đọc! Trước đây không có gian lận, năm nay mới có gian lận vì tất cả biện pháp phòng ngừa gian lận cố hữu, năm nay đã được các chính quyền DC tiểu bang và địa phương tháo gỡ, vứt bỏ hết. Tất cả khóa cửa nhà đã được tên ăn trộm vứt bỏ hết, hỏi tại sao bây giờ ăn trộm vào được: hỏi thế mà cũng hỏi được!

Trước đây, chẳng có gian lận gì quan trọng, hay nếu có gian lận cũng chẳng ai để ý vì chỉ có lác đác vài triệu phiếu bầu bằng thư trên cả nước, trong khi bây giờ con số phiếu bầu bằng thư có thể đã tăng gấp cả một hai chục lần, khác nhau rất xa, do đó có gian lận qua phiếu bầu bằng thư sẽ có hậu quả lớn, xoay chuyển kết quả quả bầu cử, do đó năm nay mới có vấn đề. Trong cả nửa năm trời trước bầu, đảng DC đã hết sức cố gắng hù dọa COVID, cố cổ võ cho bầu bằng thư vì đó chính là cách gian lận dễ nhất.

RỒI SẼ RA SAO?

Hiện nay, đã có cả mấy chục vụ kiện tụng tại ít nhất bốn tiểu bang. Phe CH và TT Trump có hy vọng thắng và lập ngược thế cờ không?
Kẻ này không phải là chuyên gia luật bầu cử, càng mù tịt về Hiến Pháp, cũng không hiện diện làm quan sát viên tại các phòng phiếu, do đó không thể viết bừa có gian lận hay không và TT Trump sẽ thắng các vụ kiện, lật ngược được thế cờ hay không.

Chỉ có thể nêu câu hỏi và nói cuộc bầu cử năm nay tồi tệ hơn bất cứ cuộc bầu cử nào trong lịch sử chính trị Mỹ. Chưa bao giờ có nhiều trường hợp gian lận, hay lịch sự hơn, nhiều ‘trường hợp bất thường’ như năm nay. Chưa bao giờ có sự thông đồng quy mô giữa một đảng tranh cử với các thế lực ngoại vi như truyền thông, trang mạng xã hội, đại tập đoàn, Nhà Nước Ngầm như năm nay. Cũng chưa bao giờ có chuyện vài tiểu bang thay đổi luật bầu bán để giúp gà nhà thắng cử lộ liễu như năm nay.

Thể chế dân chủ của Mỹ, từ trước đến giờ vẫn là ngọn hải đăng để cả thế giới nhìn đến làm gương, bắt chước theo. Bây giờ, có lẽ đã trở thành một bài học về cách làm sao chiếm quyền qua những mánh mung hợp pháp. Và cụ Biden nếu đắc cử, sẽ đi vào lịch sử như người chiến thắng trong một cuộc bầu cử khít nút và mờ ám nhất lịch sử Mỹ.

Nhiều người Việt tỵ nạn vui mừng thấy cụ Biden đắc cử. Ai muốn quên quá khứ, xóa bỏ hận thù, đó là quyền của họ. Riêng kẻ này, không thể nào quên cái hận mất nước vào tay VC, bị xua đuổi, bất đắc dĩ trở thành… Mỹ giấy!

Một anh tỵ nạn DUT nặng đã vô hình chung, viết một câu thật chí lý: “Điều thú vị là, trong cuộc bầu cử năm nay, không cần biết coi tướng số, chỉ cần nói bạn bầu cho ai, người ta biết ngay bạn là người như thế nào”.

Không sai chút nào! Một người đã liên tục biểu quyết giết miền Nam VN để VC chiến thắng, sau đó liên tục biểu quyết không cấp một xu nào để cứu trợ dân tỵ nạn, mà vẫn có những người Việt tỵ nạn bỏ phiếu cho ông ta, đủ nói lên quá đầy đủ lòng yêu nước và nhất là tính tự trọng của loại tỵ nạn đó. Loại tỵ nạn đó đã mất quyền phất cờ vàng, khoác cái áo chống cộng trên lưng rồi, tuy họ có toàn quyền đấm ngực tự xưng là dân Mỹ, chọn cụ Biden vì quyền lợi của nước Mỹ hay quyền lợi cá nhân của họ.

Bất kể cụ Biden đắc cử nhờ gian lận hay chính danh, bất kể nước Mỹ dưới TT Biden có trở thành vĩ đại hay không, riêng đối với kẻ này, “No Sir, you are NOT my president, now and forever!”.
Ai muốn chửi tôi ‘cuồng’, tôi chấp nhận. Tôi cuồng Việt Nam!

ĐỌC BÁO MỸ:

Gian Lận: Vấn Đề Là Tới Mức Nào? – The Federalist
https://thefederalist.com/2020/11/09/yes-there-was-election-fraud-the-question-is-how-much/

20 Lý Do Cuộc Bầu Cử Chưa Xong – The Epoch Times

Next

Ai sẽ là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-25 ? - Nguyễn Quang Duy



Không có nơi nào trên thế giới bầu cử theo phương thức cử tri đoàn như ở Mỹ và không có cuộc bầu cử nào tại Mỹ có quá nhiều vấn đề như cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.

Đến nay cả hai bên đều tuyên bố thắng cử và tràn ngập thông tin trái ngược nhau, như vậy chuyện gì sẽ xảy ra và ai sẽ là Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2021-25?



Đảng Cộng Hòa thắng cử ?


Mặc dù đảng Dân Chủ đã chi hằng trăm triệu Mỹ kim để quyết dành thêm ghế tại Thượng viện nhưng làn sóng xanh đã không xảy ra.

Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện và thượng nghị sĩ Lindsey Graham chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện đều tái đắc cử và đảng Cộng Hòa theo ước tính vẫn giữ được Thượng Viện.

Như thế, trong vòng 2 năm tới ngay cả nếu ông Biden chính thức thắng cử đảng Cộng Hòa sẽ ngăn chặn mọi thay đổi do đảng Dân Chủ đưa ra.

Ở Hạ Viện, đảng Dân Chủ vẫn giữ đa số nhưng mất từ 5 đến 12 ghế, cách tả Dân Chủ Xã Hội đang vận động để truất phế bà Nancy Pelosi khỏi vai trò chủ tịch Hạ viện đưa người của họ lên.

Nếu trong vòng 2 năm tới đảng Dân Chủ không giữ được ổn định Hạ Viện có thể sẽ mất vào tay đảng Cộng Hòa.

Dựa trên kết quả sơ khởi này, không kể ai thắng cử tổng thống, rõ ràng cử tri Mỹ muốn duy trì tam quyền phân lập, muốn hành pháp và lập pháp kiểm soát lẫn nhau và giải quyết những tranh chấp chính trị ai là người thắng cử tổng thống lần này.

Ông Trump thắng Florida và Texas

Trái ngược với các cuộc thăm dò cử tri của báo chí và chi tiêu cho việc tranh cử, tại Florida riêng tỉ phú Michael Bloomberg đã chi hằng trăm triệu Mỹ Kim, nhưng ông Trump đã thắng cử một cách khá vẻ vang tại hai tiểu bang Florida và Texas.

Trước ngày bầu cử bà Harris Kamala ứng cử viên phó tổng thống đã dành khá nhiều nỗ lực để vận động tại hai tiểu bang này.

Vì ở đây có đông cử tri gốc Nam Mỹ và Phi Châu đảng Dân Chủ tin rằng nhờ yếu tố “sắc tộc” của bà Harris Kamala cử tri gốc Nam Mỹ và Phi Châu sẽ bầu cho bà.

Nhưng kết quả đã trái ngược ý muốn của đảng Dân Chủ, số cử tri gốc Nam Mỹ và Phi Châu bầu cho ông Trump theo ước tính đã cao hơn các cuộc bầu cử trước rất nhiều và ngược lại càng ngày càng ít người bầu cho đảng Dân Chủ.

Ở Mỹ các tiểu bang giữ quyền tổ chức bầu cử nên Florida, Texas và cũng như hầu hết các tiểu bang có thống đốc thuộc đảng Cộng Hòa, mặc dù cũng có nhiều cử tri bỏ phiếu qua thư nhưng kết quả bầu cử đã công bố ngay trong đêm bầu cử 3/11/2020.

Ông Trump tuyên bố thắng cử…

Dựa theo kết quả bầu cử sơ khởi tại các tiểu bang do đảng Cộng Hòa cầm quyền và kết quả cử tri bỏ phiếu trong ngày tại các tiểu bang do đảng Dân Chủ cầm quyền, vào rạng sáng 4/11/2020, ông Trump đã dẫn trước khá xa nên ông mở họp báo và tuyên bố thắng cử.

Nhưng chỉ vài giờ sau hai tiểu bang Michigan và Wisconsin là hai tiểu bang có thống đốc thuộc đảng Dân Chủ các phiếu bầu qua thư được tính chung vào kết quả đã đảo ngược.

Tờ New York Times nhanh chóng đưa tin tại đơn vị Shiawassee, Michigan, con số bầu cho ông Biden đột nhiên tăng thêm 153,710 phiếu hơn cả số cư dân trong vùng cả chục lần.

Giới chức bầu cử tại Michigan nhanh chóng đính chính con số đúng là 15,371 và đổ lỗi do đánh máy sai thêm vào một số 0 ở số cuối.

Tổng thống Trump ngay sau đó mở cuộc họp báo tuyên bố là có gian lận bầu cử tại các tiểu bang Michigan, Wisconsin, Georgia và Pennsylvania, đảng Cộng Hòa bắt đầu khởi kiện và cho biết có thể dẫn đến tranh tụng tại Tối Cao Pháp Viện.

Ban vận động tranh cử của ông Trump đưa ra một tuyên bố cho biết ông Trump "sẽ không bao giờ từ bỏ chiến đấu vì bạn và đất nước của chúng ta."

Theo bản tuyên bố tất cả các lá phiếu hợp pháp phải được đếm và tất cả các lá phiếu bất hợp pháp không được tính vào, ông Trump sẽ theo đuổi quá trình này thông qua mọi khía cạnh của luật pháp.

Từ đó các thông tin tràn ngập về kẻ thắng người thua, nhưng ngay cả nếu không có khởi kiện và tranh tụng, do cách thức bầu cử ở Mỹ kết quả thắng thua là quyết định của đa số cử tri đoàn, nghĩa là còn cả tháng nữa mới có kết quả chính thức.


Tiểu bang tổ chức bầu cử…


Ở Mỹ theo Hiến Pháp luật bầu cử do tiểu bang soạn và thi hành, bởi vậy mỗi tiểu bang luật mỗi khác ngay cả việc định nghĩa cử tri là ai.

Tại một số địa phương cánh tả Dân Chủ Xã Hội nắm quyền bất luận ai đang sống ở đó dù là công dân Mỹ hay sống bất hợp pháp đều có thể đi bầu, đây là một lý do đảng Dân Chủ liên tục cho rằng mỗi lá phiếu đều phải được tính bất kể họ là ai.

Lý do khác là tại tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm gần đây còn đổi luật các phiếu gửi bằng thư có dấu bưu điện của Ngày bầu cử (3/11/2020) có thể được nhận đến hết ngày 6/11/2020 ở Pennsylvania và ngày 12/11/2020 ở Bắc Carolina, thay vì chỉ nhận phiếu qua bưu điện vào ngày bầu cử như thông lệ và ở các tiểu bang khác.

Đảng Cộng hòa đã kiện lên tòa án tiểu bang và sau đó kháng cáo lên Tối cao pháp viện nhưng không thành công nên đảng Cộng hòa vẫn tiếp tục kiện.

Vì thế ông Trump mới kêu gọi ngừng đếm phiếu tại tiểu bang Pennsylvania và các tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm quyền hành pháp.

Tất cả những gì đã, đang và sẽ xảy ra đều đã nằm trong tính toán của cả hai đảng Dân Chủ và đảng Cộng Hòa, bởi vậy mỗi bên đều có một lực lượng luật sư lên đến hằng ngàn người đang ngày đêm làm việc.

Hiện có 5 tiểu bang bao gồm Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, Bắc Carolina và Nevada đã và đang xảy ra kiện tụng từ việc ngừng đếm phiếu, đếm phiếu lại, đến việc gian lận và vi phạm Hiến Pháp.

Liệu Tối Cao Pháp Viện có phân xử không ?


Tối Cao Pháp Viện chỉ phân xử khi có liên quan đến Hiến Pháp, nên đến nay chưa biết vì lý do gì ông Trump thông báo muốn kiện nên không thể đoán trước kết quả kiện tụng.

Từ thời lập quốc các tổ phụ nước Mỹ không ai bầu cử qua bưu điện, muốn đi bầu có khi họ phải đi cả ngày đến thị trấn gần nhất để bầu, biết đâu chừng bà Amy Coney Barrett theo triết lý nguyên thủy làm đúng với bản Hiến Pháp và thời đại những nhà lập quốc Mỹ phán rằng bầu cử qua thư là bất hợp hiến và được bốn thẩm phán bảo thủ ủng hộ.

Việc kiện tụng thường kéo dài nhiều tháng và lần này có quá nhiều kiện tụng, mà thời gian chính thức thông báo kết quả bầu cử còn chỉ 1 tháng, nên không chắc có thời gian kiện tụng sẽ lên đến Tối Cao Pháp Viện và ngay cả có thể xử được ở các tòa án tiểu bang.

Cử tri đoàn…

Bầu cử Mỹ là bầu cử gián tiếp nên theo Luật Liên bang các tiểu bang phải hoàn tất kiểm phiếu và phải chính thức bổ nhiệm cử tri đoàn trước ngày 8/12/2020.

Để đến ngày 14/12/2020, cử tri đoàn từ các tiểu bang sẽ gặp nhau tại thủ đô Washington chính thức bầu kín một vị Tổng thống và một vị Phó Tổng Thống.

Theo Luật Liên bang năm 1845, nếu kết quả bầu cử không rõ ràng các chính trị gia tiểu bang có quyền tự quyết định ai thắng cử và bổ nhiệm cử tri đoàn để kịp thời lên thủ đô bầu cử.

Tại các tiểu bang đang tranh chấp gồm Wisconsin, Michigan, Pennsylvania, Bắc Carolina và Arizona, các Quốc Hội cả Thượng viện lẫn Hạ viện đều do đảng Cộng Hòa nắm giữ.

Kết quả sẽ nghiêng về phía liên danh Trump – Pence, Quốc Hội các tiểu bang nói trên sẽ bổ nhiệm cử tri đoàn đảng Cộng Hòa lên thủ đô bầu phiếu.

Tại các tiểu bang Wisconsin, Michigan, Pennsylvania và Bắc Carolina, các Thống Đốc lại thuộc đảng Dân Chủ có thể không đồng ý Quốc Hội các tiểu bang nên ra tuyên bố liên danh Biden – Harris thắng cử và bổ nhiệm cử tri đoàn đảng Dân Chủ lên thủ đô bầu phiếu.

Quốc Hội Liên Bang


Ngày 2/1/2021, các tân thượng nghị và dân biểu Quốc Hội Liên Bang vừa thắng cử sẽ tuyên thệ nhậm chức, ngay sau đó ngày 5/1/2021, lưỡng viện Quốc hội họp mở các phiếu cử tri đoàn của tất cả các tiểu bang và chính thức tuyên bố ai thắng cử.

Nhưng Thượng viện khi đó nếu đã thuộc về đảng Cộng Hòa còn Hạ Viện lại do đảng Dân Chủ nắm nên không bên nào đồng ý với bên nào về kết quả do các tiểu bang bầu chọn.

Các Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa vừa trải qua một trận chiến kinh hoàng do đảng Dân Chủ đã chi hằng trăm triệu Mỹ kim với quyết tâm hạ gục, uy tín và sinh mạng chính trị của họ đã gắn chặt với ông Trump nên quyết định cuối cùng sẽ thuộc về ông Trump.

Khẩn cấp chống bạo loạn cấp quốc gia ?

Rất có thể ông Trump sẽ không đợi đến ngày 20/1/2021, nhiệm kỳ của ông Trump chính thức kết thúc, theo Đạo luật Tiếp nhiệm Tổng thống 1947, chức tổng thống sẽ được tạm quyền trao cho Chủ tịch Hạ viện thuộc đảng Dân Chủ là bà Nancy Pelosi.

Khi Quốc Hội Liên Bang thất bại tuyên bố ai chiến thắng tình hình căng thẳng khắp nơi, nhất là tại các tiểu bang do đảng Dân Chủ nắm giữ, ông Trump có toàn quyền tuyên bố ban hành lệnh khẩn cấp chống bạo loạn cấp quốc gia.

Tiếp theo ông Trump tuyên bố hủy bỏ kết quả cuộc bầu cử 3/11/2020, tạm thời tiếp tục giữ vai trò Tổng thống Mỹ và Hành pháp Liên Bang tước quyền các tiểu bang đứng ra tổ chức bầu cử tổng thống.

Quân Đội chính quy mặc dầu do ông Trump làm Tổng Tư Lệnh đã thấy trước trò chơi chính trị nên từ tháng 9/2020 đã chính thức tuyên bố việc bảo vệ trị an không phải là vai trò của Quân Đội.

Quân đội sẽ tiếp tục giữ vai trò bảo vệ lãnh thổ và đại dương, sẵn sàng chiến đấu khi ngoại bang lợi dụng tình trạng gây thiệt hại quyền lợi nước Mỹ.

Tổng thống Trump sẽ sử dụng Lực lượng Vệ binh Quốc Gia và một số lực lượng nội an khác như lực lượng đặc trách biên giới, lực lượng bảo vệ các cơ quan chính phủ để bảo vệ trị an.

Các lực lượng cảnh sát mặc dù thuộc thành phố nhưng trong những tháng ngày qua đã gắn bó với ông Trump nên sẽ cùng với các lực lượng quân sự liên bang và tiểu bang giữ gìn trật tự công cộng.

Sẽ có một số bạo loạn xảy ra nhưng do đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp chống bạo loạn quốc gia nên ông Trump có toàn quyền gởi lực lượng đến giúp giữ trị an cho cuộc bầu cử tổng thống.

Trong tình trạng khẩn cấp chống bạo loạn ông Trump có quyền ký sắc lệnh tạm giam bất cứ ai không tuân theo luật khẩn cấp quốc gia.

Ông Trump gần đây tuyên bố “với ông thắng thì dễ nhưng thua thì thật khó” và như chúng ta đã biết ông sẵn sàng làm bất cứ việc gì mà ít người dám nghĩ tới, nhất là khi ông tin rằng đã bị đối xử bất công khi ông “chiến đấu vì bạn và đất nước của chúng ta".

Trò chơi chính trị đã được thấy trước…


Ngày 23/10/2020 tạp chí The Economist đăng bài bình luận về sự chính trực trong bầu cử Mỹ do giáo sư Luật học Đại học Amherst ông Lawrence Douglas viết về một kịch bản xảy ra từ ngày bầu cử Mỹ 3/11/2020.

Tờ Luật Khoa Tạp Chí đã dịch bài bình luận dưới nhan đề “Nếu ông Trump không chịu chấp nhận kết quả bầu cử thì sao?”, ông Lawrence Douglas đã nhận ra trò chơi chính trị nên thấy trước những chuyện đã và đang xảy ra.

Bạn đọc muốn tìm hiểu về luật pháp và về lịch sử Mỹ để thấy đây không phải là lần đầu tiên các chính trị gia chơi trò chơi dân chủ kiểu Mỹ xin vào trang Luật Khoa để xem bản dịch bài bình luận (https://www.luatkhoa.org/2020/11/neu-ong-trump-khong-chiu-chap-nhan-ket-qua-bau-cu-thi-sao/).

Lịch sử chính trị Mỹ thường xuyên phân cực nhưng mọi tranh chấp chính trị đều được công khai để người dân Mỹ có quyền đánh giá đúng sai và quyền chọn lựa một lãnh tụ xứng đáng nhất để lèo lái nước Mỹ qua những cơn biến động.

Có thể ông Trump và ông Biden hai quân tướng trên bàn cờ chính trị biết rõ nước cờ của nhau sẽ tìm ra một giải pháp để kết thúc cuộc chơi nhanh chóng và ít tốn kém hơn để cả hai bên cùng thắng và người Mỹ sẽ là người chiến thắng, rất mong và rất mong…

Nguyễn Quang Duy

Melbourne, Úc Đại Lợi

7/11/2020



No comments:

Post a Comment